TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

Lừa đảo bằng biên lai giả, tin sai sự thật và kỹ thuật 'cắt ghép' hình ảnh trên mạng

Kẻ xấu sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp để tạo ra các bức ảnh giả mạo nạn nhân. Chúng cắt ghép khuôn mặt, thân hình của nạn nhân vào các hình ảnh, video khác rồi đăng lên mạng xã hội để uy hiếp, tống tiền hoặc lừa người xem.

Để tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo nguy hiểm này, người dùng cần cảnh giác trước những hình ảnh, thông tin không rõ nguồn gốc trên mạng. Không nên tin tưởng và làm theo hướng dẫn của những trang mạng xã hội không xác định. Đặc biệt, không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân, đăng nhập tài khoản dựa vào các liên kết lạ.

Từ bêu xấu tàn độc đến lừa tiền mua hàng

Chị Thúy Hằng, chủ một cửa hàng kinh doanh bán quần áo trẻ em (quận Tân Bình, TP.HCM), từng bị “khủng bố” bởi hình ảnh khuôn mặt bị gán ghép trong một bức hình đòi nợ, đi kèm những với những nội dung lăng mạ. Theo chị Hằng, một nhân viên làm tại cửa hàng của chị đã vay nợ nhưng chị bị chủ nợ của nhân viên dùng hình ảnh của chị để bêu xấu, uy hiếp trên mạng xã hội nhằm mục đích ép nhân viên kia trả nợ hoặc trả nợ thay.

“Trang Facebook của bạn bè tôi đã nhận được những bình luận bằng hình ảnh bêu xấu, xúc phạm nhân phẩm tôi. Tôi không phải là người vay nợ, cũng không hay biết gì chuyện đi vay của bạn này. Người ta tàn độc đi bêu xấu tôi khắp trên Facebook bằng những hình ảnh gán ghép và thông tin bịa đặt. Tôi đã phải ngưng làm một thời gian vì bị sốc", chị Hằng cho biết.

Nhiều nạn nhân khác cũng bị “khủng bố” bằng hình thức tương tự mặc dù họ không hề đi vay nợ. Thậm chí, có người còn bị đăng cáo phó giả trên mạng với nội dung “chết vì trốn nợ” dù họ vẫn còn sống.

Một thủ đoạn lừa đảo nguy hiểm khác là làm giả biên lai chuyển khoản ngân hàng. Nhiều nạn nhân, kể cả chủ cửa hàng, quán ăn bị lừa mất hàng trăm triệu đồng. Các đối tượng sử dụng kỹ thuật làm giả biên lai để lừa bên bán hàng sau khi đặt mua sản phẩm. Họ gửi biên lai giả, nói rằng đã chuyển tiền nhưng chưa đến tài khoản người bán. Để lấy được hàng, chúng yêu cầu giao hàng ngay vì đã thanh toán.

Để tăng độ tin cậy, các đối tượng còn đưa các hình ảnh, video giả vào các clip quảng cáo, lừa đảo trên mạng. Chúng cắt ghép hình ảnh, khuôn mặt của nạn nhân vào các video, hình ảnh khác hoặc tạo hiệu ứng để video trông thật hơn. Nhiều người dễ dàng bị lừa vì tin vào những hình ảnh, video giả này.

Xem thêm:  Hướng dẫn kiểm tra thông tin và báo cáo tài khoản ngân hàng có dấu hiệu lừa đảo

Những kỹ thuật làm giả hình ảnh, video ngày càng tinh vi và nguy hiểm, nhất là khi chúng được sử dụng với mục đích xấu.  Theo chị  Nga chia sẻ "Gần đây, một người quen của tôi bị lừa và mất tài khoản Facebook sau khi nhận tin nhắn từ một trang Facebook giả mạo."

Theo đó, bạn chị nhận được tin nhắn từ một trang Facebook giả mạo tên và hình ảnh của người bạn cũ. Bên kia nhờ bấm vào đường dẫn (link) để bình chọn cho con gái họ trong một cuộc thi. Sau khi làm theo hướng dẫn, bạn chị Nga bị cướp mất tài khoản Facebook. Kẻ gian dùng tài khoản này để lừa tiền nhiều người quen biết của bạn chị.

Hiện tại, những kiểu lừa đảo giả tạo mạng đang ở mức báo động. Người dùng cần cẩn trọng trước những hình ảnh, video không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội. Đừng vì tin tưởng mà đăng nhập, bấm vào các liên kết lạ hoặc cung cấp thông tin cá nhân. Điều này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi những hành vi lừa đảo, trộm cắp dữ liệu nghiêm trọng.

TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh Vinh Quang

Vinh Quang

Người kiểm duyệt

Xem gì ?

Bạn quan tâm