Mặc cho nhiếp ảnh di động đang 'tàn phá' thị phần máy ảnh du lịch (PnS), máy ảnh ống kính rời (DSLR) vẫn là những thiết bị chụp ảnh có chất lượng tốt nhất trên thị trường và dành cho những ai có nhu cầu chuyên nghiệp thật sự. Hãy cùng chúng tôi điểm mặt những máy ảnh Crop của Nikon tốt nhất hiện nay.
2. Máy ảnh Nikon D300s (~13 triệu tại Việt Nam *)
Thân máy Nikon D300s được phát triển trên nền tảng của D300, các bạn nào đã quen cảm giác sử dụng máy ảnh các dòng như D200, D300 thì khi sử dụng D300s chúng ta không hề có cảm giác bỡ ngỡ. Nikon đã rất nổi tiếng với cách thiết kế máy ảnh 'dựa trên người dùng' nên hệ thống nút bấm, menu, cảm giác cầm máy rất thuận tiện khi chụp ảnh.
Mặc dù nhiều tính năng bổ sung vào D300S chỉ đơn giản là những thứ mà chúng ta đã thấy xuất hiện trên Nikon D300 (đường chân trời ảo từ D3, chế độ quay phim từ D90 ), một trong những tính năng có thể thưc sự gọi là mới trên D300s bao gồm tính năng tương phản (contrast) -tính năng dò tự động (autofocus) hoạt động khi ở chế độ quay phim - lần đầu tiên xuất hiện trên một chiếc máy ảnh DSLR của Nikon. Mặc dù D300s không focus nhanh như bạn mong muốn, bạn cũng sẽ cần phải sử dụng micro gắn ngoài nếu bạn muốn hạn chế tiếng rè rè như máy phát điện hay tiếng rụt rịt của loài gậm nhấm do môtơ lấy nét của máy gây ra.
- Độ phân giải: 12,3 triệu điểm ảnh
- Bộ cảm biến hình ảnh: CMOS định dạng DX (23,6 x 15,8 mm)
- Độ nhạy sáng: ISO 200 đến 3200; HI-1 (ISO 6400)
- Định dạng tập tin: NEF (12 hoặc 14-bit nén không bị mất, nén, hoặc không nén RAW), TIFF (RGB), JPEG (theo chuẩn cơ bản); AVI phim (Định dạng nén ảnh cùng với âm thanh; âm thanh Stero vớil microphone ngoài)
- Cân bằng trắng: Cân bằng trắng TTL với bộ cảm biến RGB 1.005 điểm ảnh
- Màn hình LCD: 3.0 inch; 921,000 điểm, màn hình TFT LCD silic đa tinh thể nhiệt độ thấp, góc ngắm rộng đến 170 độ , độ bao phủ khung hình 100%
- Tuổi thọ Pin (với pin sạc đầy): Khoảng 950 lần chụp
- Trong lượng (không pin, thẻ nhớ, và nắp thân máy ảnh): 840 g
D300S thừa kế kiểu đậy thẻ nhớ non-latched mà chúng ta đã thấy trên D700, nhưng lại có cả 2 khe cắm 1 cho thẻ SD, và 1 cho thẻ CF phía sau nó. Xứng đáng với những gì bạn mong đợi khi bạn bỏ tiền mua 1 máy ở level cao cấp này, cách thức mà máy ảnh D300s sử dụng bộ nhớ trên 2 thẻ, có thể được xác định như sau: Xài hết dung lượng thẻ thứ 1 thì dùng thẻ thứ 2, sao lưu vào thẻ thứ hai, định dạng file RAW và JPEG lưu trên 2 thẻ khác nhau hoặc tách ảnh chụp và video ra riêng. Trên thực tế, những thay đổi này làm cho D300S gần giống như D700, bao gồm chuẩn của Nikon với bộ điều khiển tiêu chuẩn với nút trung tâm riêng biệt trên máy ảnh cho phép bạn quay phim trong chế độ live view.
Tốc độ chụp liên tục của D300s đã được cải thiện với khả năng chụp 7 khung hình/giây (7fps) khi sử dụng pin đi kèm máy và 8 khung/giây (8fps) với Grip MB-D10. Màn hình hiển thị cài đặt có tính tương tác cao, giống với hầu hết các máy DSLR hiện tại, máy cho phép bạn thiết lập các thông số để thay đổi nhanh chóng hơn, một vài tùy chọn trong menu Active D-Lighting được thêm vào ( 'Auto' và 'Extra High'). Cuối cùng là chế độ 'Quite' đầu tiên được tích hợp trên D5000 cũng được thêm vào.
Tuy nhiên sự xuất hiện của các đối thủ khác trong dòng pro-targetted như Canon 7D và các dòng máy khác khá hoàn hảo với mức giá hợp túi tiền như Pentax K-7 có thể cho thấy việc 'làm mới' D300 bằng D300s của Nikon là chưa đáng đồng tiền bát gạo lắm.
(Do có sự tương đồng giữa hai máy ảnh, một số hình ảnh sản phẩm review D300s sẽ lấy của máy D300).
3. Máy ảnh Nikon D7000 (~9 triệu tại Việt Nam *)
D7000 là bản trung cấp đứng vào khoảng giữa D90 và D300s, duy trì được thiết kế công thái học truyền thống với tay cầm rất hợp lý và chắc chắn. D7000 sở hữu cảm biến CMOS 16,2 triệu điểm ảnh, bộ xử lý hình ảnh EXPEED 2 mới nhanh hơn cho tốc độ liên tiếp 6 khung hình một giây, khung ngắm quang phủ 100%, màn LCD 3 inch độ phân giải 921.000 điểm ảnh và khả năng quay phim Full-HD 1080p24.
Ngoài một số cải tiến nhỏ như hệ thống lấy nét và đo sáng mới với 39 điểm lấy nét, 9 điểm cross-type, kết hợp nút quay phim và chế độ LiveView làm một, cơ chế tự động toàn phần AF-F... D7000 có một cải tiến khá hữu dụng với những tay chuyên nghiệp vốn tích trữ nhiều ống cổ nhờ vào việc thêm một lẫy Ai ở chấu tiếp xúc. Với lẫy này, D7000 có thể nhận và điều chỉnh được độ mở tới 9 ống kính Ai, cho phép gần như tất cả các ống kính Ai có thể sử dụng được trên D7000 ở các chế độ Manual hoặc Ưu tiên độ mở, chỉ trừ mỗi chế độ tự động lấy nét.
4. Máy ảnh Nikon D5300 (~8 triệu tại Việt Nam*)
Ngoài thiết kế nhỏ hơn đàn anh D5200 một chút, D5300 có bộ xử lý ảnh mới hơn, màn hình cũng lớn hơn. D5300 còn trở thành máy ảnh DSLR đầu tiên của Nikon được trang bị khả năng kết nối không dây WiFi mới nhất và bộ định vị GPS. Như vậy, tất cả người dùng Androidvà iOS đã có thể thoải mái sử dụng ứng dụng trên di động để lấy ảnh từ máy D5300 và chia sẻ trên hầu hết mạng xã hội qua giao thức không dây, thậm chí còn được hỗ trợ Geo-tagging nữa.
Nikon trang bị cho D5300 bộ vi xử lý hình ảnh mới nhất của hãng là Nikon Expeed 4 với nhiều cải tiến so với Expeed 3 trên máy tiền nhiệm D5200. Nhằm tăng độ sắc nét cho tấm hình, Nikon quyết định loại bỏ bộ lọc low-pass trên D5300, đây là thành phần quang học vốn được tích hợp trên hầu hết máy ảnh nhằm đối phó với hiện tượng moiré hình (những đường vân nhòe trên hình). Tuy nhiên, bộ xử lý Expeed 4 của Nikon đã khắc phục tốt hiện tượng này, việc loại bỏ bộ lọc low-pass sẽ giúp hình ảnh sắc nét hơn.
Ngoài ra, Nikon D5300 có màn hình LCD phía sau lớn hơn một chút so với D5200 ở 3'2 (so với 3'). Cảm biến của máy có độ phân giải 24.2MP, dải ISO từ 100 tới 12800, như vậy nó cao hơn một chút so với D5200. Nếu ai quan tâm tới khả năng quay phim thì D5300 sẽ làm bạn hài lòng hơn vì máy có thể quay phim Full-HD ở tốc độ 60 khung hình/giây (60p), trong khi D5200 chỉ là 60i.
5. Máy ảnh Nikon D3300 (~6 triệu tại Việt Nam *)
Chất lượng ảnh chụp là điểm mạnh lớn nhất của D3300. Model mới của Nikon đã cải thiện được đáng kể chất lượng của chiếc D3200 cũ, với cảm biến 24MP không có tính năng lọc khử răng cưa. Nhờ đó, ảnh chụp của D3300 đẹp hơn so với các đối thủ cạnh tranh và cả thế hệ tiền nhiệm.
D3300 mất nửa giây để khởi động, lấy nét và chụp – một thông số khá ổn. Thời gian để lấy nét và chụp trong điều kiện đủ sáng là khoảng 0,4 giây, trong ánh sáng yếu là 0,6 giây. Tốc độ chụp liên tiếp của D3300 cũng khá tốt: các bức ảnh cách nhau 0,2 giây, bất kể là bạn đang chụp JPEG hay RAW. Lý do là bởi D3300 không lấy lại nét khi chụp bức ảnh thứ 2. Thời gian chờ giữa 2 bức ảnh khi chụp liên tiếp khi bật flash là 0,9 giây.
Hiệu năng xử lý của màn hình LCD Live View vẫn rất tệ: D3300 phải mất tới 2 giây để lấy nét và chụp. Lý do là bởi tất cả các linh kiện bên trong đều chậm: lấy nét tự động chậm, gương chuyển động chậm. Thời gian chụp 2 bức JPEG liên tiếp qua Live View lên tới 3,7 giây.
D3300 cho tốc độ khá tốt khi chụp nhanh (burst): 5,1 khung hình/giây, khi được trang bị thẻ SD tốc độ 95 MB/giây và chụp ở chế độ lấy nét tự động. D3300 sẽ chụp được khoảng 30 tấm hình liên tiếp, song do chức năng lấy nét tự động rất chậm nên máy thường xuyên không đạt được mức tối đa này.
Ống ngắm rất nhỏ và tối của D3200 đã không được cải thiện trên D3300. Đây cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên, bởi D3300 vẫn là một model giá rẻ. Các điểm lấy nét quá nhỏ trên ống ngắm chỉ sáng lên trong một khoảng thời gian rất ngắn khi bạn nhấn nửa cò để lấy nét. Bạn sẽ không thể nhìn thấy các điểm lấy nét này trong điều kiện sáng không tốt, do đó bất kể là đang chụp ở ở chế độ nào ngoại trừ Auto, bạn sẽ luôn phải nhấn nửa cò để tìm điểm lấy nét. Trong thử nghiệm của CNET, điểm lấy nét phù hợp nhất thường nằm ở trung tâm khung hình.
Chất lượng màn hình LCD của D3300 không bị thay đổi so với D3200: hình ảnh vẫn có độ sáng tốt, đủ để nhìn trong ánh nắng mặt trời.
1. Máy ảnh ...?
Theo bạn tại thời điểm hiện tại King Crop của dòng Nikon là chiếc máy ảnh nào ? Hãy Comment phía dưới cùng thảo thuận nhé.
Bảng đánh giá sơ bộ xếp hạng Nikon :
TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)