Trong diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 vừa qua, các đại biểu toàn quốc đã đề cập tới việc khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh nằm tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
Diễn đàn được tổ chức vào ngày 24-25/5 tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 2000 đại biểu đến dự trực tiếp và gần 10.000 đại biểu tham dự trực tuyến. Tất cả những đại biểu trên đều là nhân vật đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Xem thêm:
- Trí tuệ nhân tạo: Chi 20 triệu Euro phát triển “AI” trong lĩnh vực y tế tại Bỉ
- Meta lên kế hoạch phát triển chip dữ liệu riêng cho trí tuệ nhân tạo AI
Trong sự kiện, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã đưa ra những đánh giá xếp hạng dữ liệu mở của Liên Hợp Quốc. Trong đó Việt Nam đang xếp thứ 86/193 quốc gia. Đây là kết quả chưa thực sự tốt nếu muốn mở cửa phát triển kinh tế bằng nền tảng số. Hầu hết các đại biểu đầu ngành đều tuyên bố sẽ chung tay góp sức đồng lòng của Nhà nước và Chính phủ khai thác mạng lưới dữ liệu số để đem lại tín hiệu mới cho nền kinh tế nước nhà.
Thực hiện khai thác dữ liệu số, kết nối thông minh
Khai thác dữ liệu số là một kế hoạch không hề dễ dàng khi các doanh nghiệp và tổ chức sẽ phải thực hiện rất nhiều quy trình từ A-Z. Nếu thành công, kết quả mà nó mang lại cực kỳ to lớn cho doanh nghiệp và nhà nước.
Đơn cử cho ví dụ này chính là chiến lược khai thác dữ liệu FPT Data Lake của tập đoàn FPT. Đây là dự án vô cùng thành công với khả năng báo cáo mọi công việc nhanh chóng, giúp sức cho Ban lãnh đạo trong việc dự đoán thị trường tương lai,... Nhờ dự án này, FPT đã đạt mốc doanh thu 44,010 tỷ đồng trong năm 2022 và đạt tỷ lệ tăng trưởng tới 23% giữa lúc cả nước đang vực lại kinh tế sau khủng hoảng dịch bệnh. Qua ví dụ trên, ta có thể thấy việc khai thác dữ liệu số có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn như thế nào đến nền kinh tế của một tập đoàn, một doanh nghiệp và trong tương lai là của nhà nước Việt Nam.
Cũng trong buổi tọa đàm, tập đoàn FPT đã đưa ra rất nhiều giải pháp và chiến lược khai thác dữ liệu, chuyển đổi số. Big Data, dữ liệu lớn từ FPT đã được đưa vào ứng dụng thực tế cho rất nhiều dự án chuyển đổi số của Chính phủ và nhiều khách hàng toàn cầu.
Nhiều sản phẩm của tập đoàn này đã và đang được sử dụng bởi nhà nước, cơ quan ban ngành trong nước và quốc tế như: FPT.IDCheck, CloudSuite, AlertIQ, FPT.IDReader, FPT Cloud,...
Nhiều ý kiến chia sẻ cho biết, dữ liệu đang dần trở thành một nguồn tài nguyên quý giá giống như khoáng sản, dầu mỏ, than, vàng,... góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Để tận dụng dữ liệu một cách hiệu quả, cần phối hợp thông tin từ các nguồn dữ liệu khác nhau và đảm bảo tính liên kết giữa các định dạng này.
Ngoài ra, ta có thêm một ví dụ thành công về việc tận dụng dữ liệu của FSI. Giải pháp này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng là những doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Nó có thể giải quyết mọi vấn đề về dữ liệu cho doanh nghiệp, cho phép kết nối và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau mà không phải xin ý kiến của tài liệu gốc.
Dự kiến vào cuối năm 2023, dữ liệu Việt Nam sẽ đạt mốc 1,82 tỷ USD. Đây cũng là một năm tiền đề tạo bước phát triển dữ liệu số quốc gia, mở ra thời kỳ kinh tế thịnh vượng và ổn định.
TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)