Màn 120Hz, con số này sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhưng nếu bạn là một người thường xuyên chơi game hay là một game thủ chuyên nghiệp thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác nhau trong trải nghiệm chơi với một màn hình có tần số quét nhanh hơn so với trải nghiệm trên màn hình có tần số quét chậm. Nếu có xem sự kiện ra mắt rạng sáng nay của Apple thì có thể bạn đã nghe được một con số thú vị này: tần số màn hình 120Hz. Nhưng sự thật 120Hz không phải là màn hình có tần số quét 120Hz, vậy con số này có ý nghĩa gì?
Bạn đã nghe Apple nhắc đến màn hình 120Hz trong lễ ra mắt rạng sáng nay, nhưng không! Những chiếc iPhone mới thực sự KHÔNG được trang bị màn hình 120Hz. Một số ít smartphone hiện nay có trang bị màn hình này là Razer và Sharp.
Nhưng tại sao Apple lại nhắc tới 120Hz, con số này có ý nghĩa gì?
Chúng ta cần phải hiểu sự khác nhau giữa tần số quét tương tác màn hình (touch sample rate hay tracking rate) và tần số quét màn hình (touch delivery rate hay refresh rate). Cả 3 chiếc iPhone mới: iPhone XS, XS Max và iPhone XR đều được trang bị màn hình có tần số quét tương tác là 120Hz, tuy nhiên chúng vẫn có tần số quét 60Hz. Nói theo cách dễ hiểu hơn, màn hình sẽ quét tương tác của ngón tay và màn hình cảm ứng ở mức 120Hz, nhưng lại vẫn làm tươi “refresh” ở mức 60Hz.
Ví dụ, ở mức 60Hz, màn hình sẽ theo dõi tương tác ngón tay của bạn mỗi 16.6 mili giây, nhưng ở mức 120Hz, con số này chỉ còn ½ : 8.3 mili giây, màn hình sẽ theo dõi tương tác từ ngón tay 1 lần. Một màn hình có tần số quét tương tác (touch sample rate) cao (120Hz), có nghĩa màn hình cảm ứng sẽ nhạy hơn và bắt đầu dựng (render) những khung hình nhanh hơn, chỉ sau mỗi 8.3 mili giây.
Sự khác biệt giữa tần số quét tương tác (tracking rate) và tần số quét (hay tần số làm tươi: refresh rate)
Nếu màn hình có tần số quét tương tác là 60Hz, và tần số quét màn hình 60Hz, quá trình quét tương tác sẽ kết thúc cùng lúc với thời gian làm tươi màn hình, vì thế quá trình dựng “render” khung hình sẽ thực sự bắt đầu sau 1 khoảng thời gian (interval). Trên những chiếc iPhone mới, Apple thực sự nâng cấp tần số quét tương tác (tracking rate) nhanh hơn (việc tiếp nhận cảm ứng được nhạy hơn) nhờ đó hiệu ứng trên máy sẽ nhanh và mượt mà, nhưng đừng nhầm lẫn với tần số quét (refresh rate) 120Hz. Việc này bắt buộc bộ vi xử lý sẽ phải làm việc thêm đôi chút, tuy nhiên với con chip Apple A12 mạnh mẽ thì việc này chắc chắn không phải là vấn đề.
Bạn có thể tham khảo bảng thông số bên dưới, như chiếc iPhone X thực sự chỉ có tần số quét tương tác (tracking rate) là 120Hz (là chiếc iPhone đầu tiên có tần số quét tương tác cao như vậy), trong khi tần số quét (refresh rate) là 60Hz. Màn hình có tần số quét (refresh rate) đạt 120Hz thực sự đã xuất hiện trên dòng sản phẩm của Apple, nhưng là chiếc iPad Pro chứ không phải một chiếc iPhone.
120Hz trên iPhone X thực sự là tần số quét tương tác (tracking rate). Tần số quét (refresh rate) thực sự vẫn là 60Hz.
TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)