Hệ điều hành Linux không quá phổ biến như Windows hay MacOS. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn với những bước tiến thực sự chắc chắn trong thị trường này Linux đã nhận được nhiều sự quan tâm từ người dùng. Vậy Hệ điều hành Linux là gì? Sử dụng Linux như thế nào? Có hiệu quả tốt không? Hãy cùng Trang Công Nghệ tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Hệ điều hành Linux là gì?
Hệ điều hành Linux được phát triển vào năm 1991 và là nền tảng mã nguồn mở miễn phí cho người dùng trên toàn thế giới. Hệ điều hành này có thể chạy được cả trên laptop và PC. Thậm chí máy chủ hay thiết bị nhúng cũng có thể cài đặt hệ điều hành này.
Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển và phát hành miễn phí, điều này đã đóng góp một phần quan trọng vào sự ưa chuộng và chỗ đứng vững chắc của nó trong cộng đồng người dùng. Hơn nữa, các ưu điểm vượt trội mà Linux mang lại, giúp nó duy trì vị trí của mình ngay cả trước sự cạnh tranh từ các hệ điều hành lớn như Windows và macOS.
Các thành phần trong hệ điều hành Linux được chia thành 3 layer chính và các thành phần khác nhau hoạt động cùng nhau và điều khiển các hoạt động trên máy tính.
- Hardware layer (Phần cứng): Lớp này chứa các thành phần vật lý hoặc phần cứng của máy tính, bao gồm bộ nhớ RAM, bộ xử lý CPU, đĩa cứng, card đồ họa và nhiều thành phần khác. Đây là nền tảng cơ bản cho toàn bộ hệ thống và cung cấp nguồn tài nguyên cho các lớp và ứng dụng khác.
- Kernel: Kernel (hạt nhân) là lõi của hệ điều hành, có vai trò trung gian giao tiếp giữa phần cứng và phần mềm. Các chức năng chính của kernel là: quản lý bộ nhớ, quy trình và các device driver.
- User Process layer: được đặt ở lớp trên cùng, nơi người dùng tương tác với hệ điều hành. Layer này bao gồm Shell, System Utilities và Applications.
Các lớp này làm việc cùng nhau để tạo nên một hệ điều hành hoàn chỉnh, từ việc tương tác với phần cứng đến cung cấp môi trường cho người dùng và ứng dụng thực thi các nhiệm vụ, chức năng khác nhau trên máy tính.
Hệ điều hành Linux có hiệu quả tốt không?
Để đánh giá hệ điều hành này có hiệu quả tốt không? Hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của Linux.
Ưu điểm nổi bật
- Hoàn toàn miễn phí. Người dùng sẽ không cần phải bỏ bất kỳ khoản chi phí nào để được trải nghiệm Linux.
- Hỗ trợ các phần mềm dành cho dân văn phòng như LibreOffice và OpenOffice. Những ứng dụng này cung cấp các công cụ tương tự Microsoft Office, cho phép tạo, chỉnh sửa và quản lý tài liệu văn bản bảng tính và thuyết trình.
- Tính bảo mật thông tin cao. Linux được thiết kế với một hệ thống bảo mật mạnh mẽ. Các cập nhật bảo mật được cung cấp thường xuyên để giải quyết các lỗ hổng và vấn đề bảo mật mới. Cộng đồng mã nguồn mở cũng liên tục kiểm tra và cải thiện mã nguồn, giúp tạo nên một hệ thống an toàn hơn cho người dùng.
- Khả năng tùy chỉnh linh hoạt. Bạn có thể chỉnh sửa hệ điều hành theo nhu cầu sử dụng hoặc theo mục đích cụ thể của mình.
- Cấu hình cao nên bạn sẽ không phải tình trạng giật lag, không chạy nổi,... trên các dòng máy cấu hình thấp.
- Không tốn diện tích bộ nhớ. Hệ điều hành có cả khả năng hoạt động hiệu quả trên các máy tính có cấu hình thấp do Linux sử dụng tài nguyên hệ thống một cách hiệu quả, mượt mà ngay cả khi có bộ nhớ và tài nguyên thấp.
Nhược điểm
- Hệ điều hành Linux mặc dù được đánh giá có trải nghiệm tốt nhưng lại không phổ biến. Vì vậy các nhà sản xuất máy tính chưa có ý định khai thác sâu.
- Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.
- Phần mềm hỗ trợ còn hạn chế khá nhiều.
Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Linux
Bước 1: Chọn bản phân phối Linux phù hợp
Người dùng cần lựa chọn một phân phối phù hợp với dòng máy tính của mình. Nếu bạn là người lần đầu tiên sử dụng hệ điều hành Linux, bạn nên lựa chọn một bản dễ sử dụng như Linux Mints, Manjaro Linux hoặc Elementary OS.
Bước 2: Tạo ổ cứng có thể khởi động
Tại giao diện phiên bản phân phối, bạn click vào biểu tượng tải xuống tệp ISO.
Bạn cần phải lưu nó vào ổ USB hoặc thẻ SD để bạn có thể khởi động “hình ảnh” Linux trên thiết bị của mình.
Bước 3: Kiểm tra phân phối Linux
Với đĩa khởi động trong tay, bản có thể khởi động phiên bản live mà bạn đã phối. Khởi động live sẽ minh hoạ chức năng của bản phối trên thiết bị của bạn mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào.
Bước 4: Cài đặt hệ điều hành Linux vào máy
Trong phiên bản này, bạn chỉ cần định dạng lại ổ cứng → Chọn Region → Chọn Bố cục bàn phím → Cài đặt.
Bạn sẽ thấy một liên kết trên màn hình chào mừng hoặc desktop bắt đầu cài đặt. Bạn nhấn vào link liên kết để bắt đầu thực hiện quá trình.
Bước 5: Khởi động chạy ứng dụng trên Linux
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + T → Nhập lệnh khởi chạy và nhấn Enter
Hầu hết mọi desktop Linux đều có thể được thay đổi bằng các công cụ phù hợp. Bạn sẽ tìm thấy một số tùy chọn trong menu cài đặt trong giao diện của bản phân phối.
TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)