Tương tự như Căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID, mặc dù đã đạt mức độ xác thực 2, vẫn có một số hạn chế mà người dân cần phải nắm rõ để tránh bị phạt.
Tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID đang được triển khai rộng rãi trên toàn quốc, mang đến cho công dân một công cụ tiện ích để thực hiện nhiều dịch vụ công trực tuyến và giao dịch tài chính một cách tiện lợi. Hiện tại, tài khoản định danh điện tử trên VNeID có hai mức độ xác thực, đạt mức một và hai tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của công dân. Nhưng hiện nay, Bộ Công An yêu cầu tất cả người dân đều phải đăng ký lên mức định danh 2 để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là dù đăng ký ở mức độ nào thì tài khoản định danh điện tử trên VnEID đều có thời hạn sử dụng. Điều này có nghĩa là sau một khoảng thời gian nhất định, tài khoản sẽ hết hiệu lực và không thể sử dụng cho các dịch vụ nữa. Để tiếp tục sử dụng tài khoản, người dùng cần thực hiện các thủ tục gia hạn hoặc cập nhật tài khoản theo quy định của ứng dụng VNeID. Nhằm đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho người dùng, đồng thời cập nhật thông tin cá nhân theo các quy định và chính sách hiện hành.
Thời gian hết hạn tài khoản định danh điện tử trên VNeID
Theo thông tin từ Bộ Công an, tài khoản định danh điện tử sẽ có cùng thời hạn với thẻ căn cước công dân gắn chip. Khi người dân thực hiện việc làm lại thẻ căn cước công dân gắn chip mới, tài khoản định danh điện tử sẽ được gia hạn để sử dụng tiếp.
Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân như sau:
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo những quy định trên, công dân đến độ tuổi cần thực hiện chuyển đổi nhưng không chấp hành sẽ bị phạt khi thực hiện bất kì giao dịch nào. Đối với người dân đi làm thẻ CCCD trước 2 năm ở mức tuổi yêu cầu sẽ không cần phải thay đổi đến mốc tuổi tiếp theo.
Người dân có thể bị phạt khi hết hạn tài khoản định danh
Trong trường hợp công dân đã đến độ tuổi phải đổi thẻ CCCD nhưng không thực hiện việc đổi thẻ, thì công dân đó có thể bị áp dụng các biện pháp phạt theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014. Theo đó, việc không đổi CCCD khi hết hạn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
Để tránh bị phạt và đảm bảo tài khoản định danh điện tử tiếp tục được gia hạn và sử dụng một cách liên tục, khi thẻ CCCD gắn chip hết hạn, công dân cần phải thực hiện thủ tục đổi thẻ mới.
Việc đổi thẻ CCCD không chỉ đảm bảo việc sử dụng tài khoản định danh điện tử một cách liên tục mà còn hỗ trợ việc xác minh và bảo mật thông tin cá nhân của người dùng trong quá trình sử dụng các dịch vụ công trực tuyến và giao dịch tài chính.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn đặt lịch đăng ký cấp, đổi CCCD qua Zalo ngay trên điện thoại
- Hướng dẫn tích hợp Giấy phép lái xe vào VNeID và xuất trình GPLX khi được yêu cầu
- Cách đăng nhập VNEID bằng vân tay đăng nhập không cần nhớ mật khẩu
- Cách tra cứu bằng lái xe trên thẻ Căn cước công dân cực kỳ tiện lợi
TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)