Hiện nay, việc bảo vệ an toàn thông tin cá nhân khi sử dụng Internet càng trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. May mắn thay, có rất nhiều cách khác nhau để bảo vệ danh tính và thông tin cá nhân của bạn. Dưới đây là 9 cách đảm bảo an toàn danh tính của người dùng nhất khi online.
Xem thêm:
- 9 cách đảm bảo an toàn danh tính hàng đầu khi online
- Cách kiểm tra IMEI iPhone: Hướng dẫn check IMEI iPhone đơn giản và nhanh chóng
1. Cài đặt Security Suites (Bảo mật)
Bộ bảo mật là tập hợp các công cụ ngăn phần mềm độc hại xâm phạm dữ liệu của bạn. Nó cung cấp các tính năng chống trộm như: Chống thư rác, xác thực trang web, lưu trữ mật khẩu và phát hiện thư rác để ngăn lộ dữ liệu cá nhân.
Một vài ví dụ về bộ bảo mật mà bạn có thể sử dụng bộ bảo mật khi online như: Norton Antivirus, McAfee và AVG Internet Security.
2. Tạo mật khẩu mạnh
Một cách khác để giữ an toàn khi online là sử dụng mật khẩu mạnh. Khi tạo mật khẩu, điều quan trọng là phải chọn cụm kí tự mà hacker không thể đoán được dễ dàng.
Ví dụ, không nên sử dụng các mật khẩu dưới đây:
-
Sử dụng một dãy số như: 1234567890.
-
Tên của bạn, tên của vợ/chồng hoặc con như: HuyenTrang.
-
Số điện thoại hoặc ngày/tháng/năm sinh như: 30082000.
Để tự bảo vệ mình, hãy chọn một mật khẩu bao gồm: Các chữ cái, số và ký hiệu, cũng như phiên bản chữ hoa và chữ thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng trình quản lý mật khẩu để giúp nâng cao bảo mật hơn. Các trình quản lý mật khẩu nổi tiếng bạn có thể tham khảo như: NordPass và 1Password.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
3. Tránh sử dụng Wifi công cộng
Wifi công cộng được mở cho hầu hết mọi người, nếu bạn vô tình sử dụng hacker có thể dễ dàng xâm nhập vào thiết bị cá nhân. Vì vậy, tránh xa các kết nối internet công cộng. Trong tình huống mà bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng quyền truy cập wifi miễn phí, hãy tránh nhập thông tin cá nhân, công việc hay bất kỳ thông tin khác đến danh tính của bạn.
Bạn cũng có thể chọn Mạng riêng ảo (VPN) an toàn để duyệt web. Thông tin bạn gửi và nhận sẽ được mã hóa, khiến tội phạm mạng khó xâm nhập hơn rất nhiều.
4. Sử dụng tính năng xác minh 2 yếu tố (2FA)
Xác thực hai yếu tố (2FA), giúp tài khoản người dùng bảo mật tài khoản bằng cách ‘yêu cầu nhập mã xác thực’. Mã này được tạo từ ứng dụng hoặc gửi qua SMS hoặc email của bạn (Chỉ có hiệu lực trong khoảng 2 phút).
Với 2FA, hacker sẽ không truy cập được vào tài khoản ngay cả khi biết mật khẩu của người dùng. Vì vậy, bất kỳ tài khoản nào chứa dữ liệu nhạy cảm đều nên bật 2FA.
5. Lập danh sách đen trên trình duyệt web
Bạn đã bao giờ gặp thông báo hiển thị ‘trang web này có thể gây hại cho máy tính của bạn’ chưa? Đây là thông báo hiển thị cho biết, trang web bạn sắp truy cập đã bị đưa vào danh sách đen.
Danh sách đen của trình duyệt web, là tính năng kiểm soát truy cập nhằm ngăn chặn các hacker truy cập vào địa chỉ email, thông tin đăng nhập và mật khẩu của người dùng. Vì vậy, lập danh sách đen là một phương pháp hiệu quả để giữ an toàn cho bạn khỏi các trang web có dấu hiệu lừa đảo.
6. Sử dụng Bảo vệ dữ liệu riêng tư (cá nhân)
Bảo vệ dữ liệu riêng tư, là một cách hiệu quả để đảm bảo thông tin cá nhân của bạn được giữ an toàn. Nếu có bất kỳ người dùng nào cố gắng truy cập vào mạng của bạn một cách trái phép, bạn sẽ được thông báo ngay lập tức. Điều này giúp người dùng nhanh chóng phát hiện và khắc phục những lỗ hổng bảo mật trên mạng của mình.
7. Tránh chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến.
Chia sẻ vị trí, địa chỉ, số căn cước công dân (CCCD), tình trạng sức khỏe và thông tin cá nhân khác là cách dễ nhất để hack tài khoản. Tốt nhất, nên tránh tạo bài đăng đưa các thông tin nhạy cảm vào không gian mạng mà người khác có thể dễ dàng truy cập.
Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các công cụ bảo mật như, mã hóa dữ liệu, sử dụng các phần mềm diệt virus để bảo vệ thông tin cá nhân của mình trên mạng.
8. Cập nhật phần mềm thường xuyên
Hacker có thể lợi dụng các lỗi bảo mật trên các phần mềm trên thiết bị để đánh cắp thông tin cá nhân người dùng. Đa số, các bản cập nhật phần mềm mới luôn được vá các lỗ hổng cùng tăng cường bảo vệ thông tin giúp người dùng sử dụng yên tâm hơn.
Ngoài ra, trước khi tải phần mềm về thiết bị nên kiểm tra thông tin để đảm bảo được hỗ trợ khi gặp vấn đề xảy. Và người dùng chỉ nên download phần mềm từ nguồn đáng tin cậy.
9. Tránh các thủ đoạn lừa đảo
Hacker thường dùng các thủ đoạn lừa đảo để lấy thông tin cá nhân và gây nguy hiểm cho danh tính của người dùng. Để bảo vệ tài khoản cá nhân, bạn nên:
- Thận trọng khi check những email không ghi danh tính người gửi.
- Tránh nhấp vào các liên kết hoặc tệp đính kèm cần tải xuống.
- Không truy cập đường link giả mạo, mà những tin tặc thường dùng để đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng.
Thông tin cá nhân là một phần quan trọng, vì vậy hãy luôn cập nhật và thực hiện các biện pháp trên để giữ an toàn cho bạn.
TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)