Trong vòng một năm, Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu vào Mỹ chỉ sau Đài Loan và Malaysia. Đây là một thành tựu đáng khen ngợi của ngành công nghiệp Việt Nam.
Xem thêm:
- Sinh viên Việt Nam giành vé dự thi đấu Thử thách An ninh mạng quốc tế tại Mỹ
- Người dùng ‘tá hỏa’ vì tập tin trong trò chuyện Messenger đột nhiên bị ‘xóa sạch’
Những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất chip của Việt Nam đã có bước phát triển đột phá, nhờ sự đóng góp lớn từ các nhà sản xuất hàng đầu như: Samsung, Intel và Qualcomm, góp phần giúp việt Nam đạt vị trí thứ ba về xuất khẩu chip sang Mỹ.
Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 5/5/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết: “Tính đến tháng 4/2023, doanh thu toàn ngành ước tính đạt tới 313.475 tỷ đồng, tăng 6% so với tháng 3. Trong đó, chỉ sau một năm Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip bán dẫn nhập khẩu vào Mỹ (doanh số tăng lên gần 75%)”.
Trước đó, Cục Điều tra dân số Mỹ đã thống kê số liệu và cho biết: “Hiện tại, Mỹ nhập khẩu chip bán dẫn đã tăng lên 4,86 tỷ USD (tức 17% so với năm 2022). Trong đó, Châu Á đóng góp đến 83% tổng số chip bán dẫn Mỹ đã nhập khẩu trên toàn thế giới.”
Điều đáng chú ý, trong tháng 2/2023 Việt Nam đã xuất khẩu chip vào Mỹ đạt doanh số 562,5 triệu USD, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 2/2022 chỉ đạt 321,7 triệu USD).
Theo Bloomberg, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường tiềm năng khi đều sản xuất số lượng lớn chip bán dẫn vào Mỹ, tỷ lệ lần lượt là 75% và 62%. Ngoài ra, Ấn Độ đã tăng gấp 34 lần (đạt 152 triệu USD), còn Campuchia cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 698% (đạt doanh thu 166 triệu USD), một mức tăng chưa từng có trong những năm trước đây.
Giữa tháng 4 vừa qua, FPT Semiconductor báo cáo: “Nhận được đơn hàng lên tới 25 triệu chip, dự kiến sẽ xuất khẩu vào năm 2024 hoặc 2025. Ngoài ra, đối tác tại Nhật Bản cũng đặt 2 triệu Chip sẽ hoàn thành và chuyển giao vào tháng 7 năm nay. Không dừng ở đó, công ty cũng dự kiến ra mắt 7 dòng chip mới dành cho các thiết bị thông minh và trong lĩnh vực nông lâm, thuỷ sản.”
Trong tương lai, Việt Nam có thể tiếp tục đẩy mạnh năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế. Việc này sẽ giúp ngành công nghiệp sản xuất chip của Việt Nam ngày càng phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)