TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

9 sự thật có thể bạn chưa biết về không gian và vũ trụ

Bí ẩn của vũ trụ là đề tài được quan tâm và sẽ không bao giờ kết thúc. Con người luôn nỗ lực tìm kiếm và khám phá sự kỳ diệu đang tồn tại ngoài Trái Đất. Dưới đây là 9 sự thật có thể sẽ nâng tầm kiến thức của bạn về khoảng không rộng lớn bao quanh hành tinh của chúng ta. 

1. Trái Đất đang rời xa Mặt trời

Ảnh: Time

Theo nghiên cứu, thời điểm Mặt Trăng mới hình thành (khoảng 4,5 tỷ năm về trước), khoảng cách giữa nó và Trái đất gần hơn gấp 10 lần so với hiện tại. Tuy nhiên, Mặt Trăng vẫn không ngừng dịch chuyển ra xa trái đất với tốc độ khoảng 20 cm mỗi năm. Hiện tại, tốc độ đó đã giảm xuống còn 3,8 cm mỗi năm.

Mặc dù 3,8 cm mỗi năm là rất nhỏ và không thể quan sát được bằng mắt thường, nhưng sự “ra đi âm thầm” này sẽ diễn ra liên tục và không bao giờ dừng lại. Sau 600 triệu năm nữa, loài người sẽ không còn được chứng kiến nhật thực toàn phần. Không chỉ mất đi một hiện tượng thiên văn kỳ thú, sự rời xa của Mặt Trời còn để lại nhiều hệ lụy như sự thay đổi của thủy triều, thời tiết, chênh lệch nhiệt độ, ...

2. Một ngày dài hơn 24 tiếng

Tốc độ quay của Trái đất đang có xu hướng chậm lại do Mặt Trăng nhích ra xa, làm thời gian ban ngày trên Trái Đất dài thêm. Khi Mặt Trăng mới hình thành và ở gần Trái đất nhất, một ngày chỉ kéo dài 5 giờ. Vào khoảng 1,4 tỷ năm trước, một ngày kéo dài hơn 18 giờ.

Nguyên nhân là do Mặt Trăng ở gần đã làm tốc độ quay của Trái đất quanh trục của nó nhanh hơn. Sau 4,5 tỷ năm, dưới tác động của Mặt Trăng, Trái Đất đã quay chậm lại thành 24 giờ một ngày.

Hiện tượng giảm tốc độ quay của Trái Đất đang diễn ra liên tục nhưng sự thay đổi chỉ rơi vào khoảng nửa giây mỗi năm. Có vẻ như điều ước một ngày có nhiều hơn 24 tiếng vẫn khả quan, nếu bạn sống được….hàng tỷ năm nữa. 

3. Trái Đất không phải là nơi duy nhất có nước

Ảnh: nasa.gov

Nước đã được tìm thấy trong không gian. Bao quanh một lỗ đen trong vũ trụ là lượng nước gấp tới 140 nghìn tỷ lần thể tích nước của toàn Trái Đất. Tuy nhiên, chúng ta không thể đem nước từ đây về cứu hạn cho Trái Đất vì nó cách xa tận 12 tỷ năm ánh sáng.

Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng 3 Mặt Trăng của Sao Mộc (Europa, Ganymede và Callisto) và hai Mặt Trăng của Sao Thổ (Enceladus và Titan) có thể có nước. Lượng nước trên hành tinh của chúng ta chỉ bằng một nửa của Europa.

4. Mặt Trời đang giảm dần kích thước so với trước

Ảnh: NASA/SDO

Khối lượng của Mặt Trời gấp 330 lần khối lượng trái đất. Tuy nhiên, dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời (còn gọi là gió Mặt Trời) lại khiến ngôi sao này mất đi khối lượng không hề nhỏ, khoảng 1 tỷ kg mỗi giây.

Sự mất mát này không là vấn đề so với khối lượng khổng lồ của Mặt Trời, nó vẫn có thể sống thêm khoảng 5 đến 6 tỷ năm nữa.

5. Dải ngân hà cũng có mùi và vị

Ảnh: Pexels/Pixabay

Ở trung tâm của Dải Ngân Hà có một đám mây khí và bụi khổng lồ được cho là có mùi giống rượu rum và hương vị của quả mâm xôi. Nguyên nhân xuất phát từ hợp chất hóa học mà chúng chứa đựng, etyl fomat. 

Tuy nhiên, nhà thiên văn Arnaud Belloche cho rằng “Nếu muốn dải Ngân hà có mùi giống hệt quả mâm xôi, chúng ta cần có thêm nhiều loại phân tử nữa.”. Arnaud Belloche và cộng sự cũng đã phát hiện ra một loại phân tử có thể tạo ra amino axit trong vũ trụ, amino acetonitrile. Đây không phải mùi vị đầu tiên được phát hiện, trước đó các nhà thiên văn cũng đã tìm thấy nhiều loại hợp chất cao phân tử thuộc các nhóm rượu, axit hữu cơ và aldehyde trong dải Ngân hà.

Quả mâm xôi thuộc họ hoa hồng, sinh trưởng tốt trong vùng khí hậu ôn đới. Loại quả này có nhiều màu sắc khác nhau (đen, tím, vàng) nhưng mâm xôi đỏ là loại phổ biến nhất. Quả mọng,  có vị chua ngọt, chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. 

6. Mặt Trăng không tròn trĩnh

Khác với vẻ đẹp tròn trịa mà mọi người thường lầm tưởng khi quan sát Trái Đất trong những ngày rằm, Mặt Trăng thực chất không hề đối xứng mà có hình dạng trông giống như một quả chanh (hoặc quả trứng).

Tạp chí Nature đã đăng một nghiên cứu nói rằng, Mặt Trăng không thực sự tròn, nó " có một đường phình to ở xích đạo và giống như quả chanh", hay có hình dạng tương tự một quả bóng nước khi quay.

7. Âm thanh của vũ trụ

Ảnh: NASA

Để sóng âm có thể đến được tai chúng ta, nó cần một môi trường để lan truyền. Trong không gian chân không của vũ trụ không hề có không khí nên luôn bị bao trùm bởi một sự im ắng đến đáng sợ. Trái lại với vũ trụ, Trái Đất lại có rất nhiều tiếng ồn ào do âm thanh truyền qua khí quyển và áp suất không khí.

Thế nhưng, cũng có khu vực mà những đám mây bụi liên thiên hà tồn tại dày đặc đến mức chúng có thể truyền đi như sóng âm thanh. Tất nhiên, tai chúng ta vẫn không thể nghe thấy được những âm thanh này. 

Ngoài ra, âm thanh trong vũ trụ cũng tồn tại dưới dạng những rung động điện từ (Electromagnetic Vibrations) và di chuyển dưới dạng sóng. 

Thực tế, vệ tinh của NASA từng ghi nhận được những rung động điện từ đó. Khi cố gắng chuyển đổi chúng thành âm thanh, chúng ta nhận được âm thanh quanh Mặt Trời tựa như tiếng chuông chùa kết hợp tù và với độ trầm và vang xa hơn, còn âm thanh quanh sao Thổ hệt như tiếng gió rít qua rặng tre làng. 

8. Mặt Trời chiếm tới 99% khối lượng của Hệ Mặt Trời

Mặt Trời là một ngôi sao dày đặc đến nỗi nó chiếm tới 99% khối lượng của toàn bộ Hệ Mặt Trời. Khối lượng cũng chính là công cụ để Mặt Trời thống trị tất cả các hành tinh, hút chúng quay quanh mình.

Về mặt kỹ thuật, Mặt Trời là một ngôi sao loại G trong dãy chính (G-type main-sequence star), đồng nghĩa với việc cứ mỗi giây trôi qua, nó sẽ hợp nhất khoảng 600 triệu tấn hydro với helium đồng thời cũng chuyển đổi khoảng 4 triệu tấn vật chất thành năng lượng như một sản phẩm phụ.

9. Dấu chân trên Mặt trăng sẽ dần biến mất

Chắc hẳn chúng ta vẫn nhớ sự kiện lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng, nhưng bạn có biết dấu chân đó sẽ tồn tại ít nhất 100 triệu năm nữa.

Nguyên nhân là do trên Mặt Trăng không có các yếu tố như bầu khí quyển, gió hay nước để có thể cuốn trôi, xóa mờ dấu tích của các phi hành gia Apollo. Điều đó có nghĩa là tất cả những dấu tích của con người để lại sẽ được lưu giữ trên Mặt Trăng trong một thời gian rất dài.

Nhưng sự lưu vết này không phải là vĩnh viễn. Sự lắng đọng của bụi vũ trụ bị hút lên bề mặt Mặt Trăng có thể xóa mờ các dấu vết này, nhưng quá trình này sẽ diễn ra rất rất chậm.

TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh SonNT

SonNT

Creative at Genisys Media

Xem gì ?

Bạn quan tâm