Vào đêm thứ Hai này, chúng ta sẽ chứng kiến một điều hiếm hoi xảy ra trên bầu trời: Trăng tròn siêu to khổng lồ đồng thời là trăng xanh màu đỏ - hay còn gọi là siêu trăng xanh. Sự kết hợp đặc biệt này chỉ xuất hiện khi chu kỳ của trăng xanh và siêu trăng trùng với nhau, tạo nên một kỳ quan thiên văn mà chúng ta có thể phải chờ đợi nhiều năm mới được chiêm ngưỡng lần nữa.
Siêu trăng là gì?
Siêu Mặt Trăng hay siêu trăng là khi Mặt Trăng vào thời kì trăng tròn hoặc trăng non trùng vào điểm cận địa, tức là điểm trên quỹ đạo của nó mà có khoảng cách gần nhất so với Trái Đất, làm cho kích thước biểu kiến của nó to hơn bình thường khi quan sát từ Trái Đất. Một cách chính xác hơn, đó là vị trí sóc vọng của hệ Mặt Trời–Trái Đất–Mặt Trăng tại cận địa.
Liên hệ của Mặt Trăng với thủy triều của đại dương và của vỏ Trái Đất đã làm nảy sinh các lời đồn đoán cho rằng hiện tượng siêu trăng có thể đi kèm với nguy cơ gia tăng của các sự kiện cực đoan như động đất và sóng thần, mặc dù không có chứng cứ.
Tương tự ta có tiểu trăng là vị trí sóc vọng ở điểm viễn địa của Mặt Trăng (có khoảng cách xa nhất), khi đó Mặt Trăng có kích thước biểu kiến nhỏ hơn bình thường.
Các khoảng cách hình học khác nhau của Mặt Trăng mỗi tháng dao động trong khoảng từ gần nhất là 357.000 km (222.000 dặm Anh) đến xa nhất là 406.000 km (252.000 dặm Anh) do quỹ đạo hình elip quanh Trái Đất.
Nguồn từ Wiki
Trăng xanh là gì?
Trăng xanh (trong tiếng Anh là blue moon) là một khái niệm trong thế giới phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Thường thì một năm dương lịch có mười hai lần trăng tròn, trùng hợp mỗi tháng có một lần trăng tròn. Nhưng do mỗi năm dương lịch/năm chí tuyến dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dồn lại để sau khoảng hai hoặc ba năm (chính xác hơn là chu kỳ 2,7154 năm hay 7 lần trong 19 năm chu kỳ Meton) lại có thêm một lần trăng tròn. Có nhiều cách diễn giải khác nhau về "trăng xanh" liên quan tới kỳ trăng tròn dư thừa này.
Siêu trăng xanh xuất hiện thế nào và bao lâu mới có lần sau?
Siêu trăng xanh chỉ xảy ra khi cả hai chu kỳ của trăng xanh và siêu trăng đồng thời. Theo NASA, khoảng thời gian giữa hai lần siêu trăng xanh có thể lên tới 20 năm. Tuy nhiên, trung bình thì chúng ta phải chờ đợi khoảng 10 năm mới được chiêm ngưỡng siêu trăng xanh lần nữa. Dự đoán lần siêu trăng xanh tiếp theo sẽ là vào tháng 1 năm 2037.
Trăng xanh siêu to khổng lồ vào đêm nay sẽ là một kỳ quan thiên văn quý hiếm. Hãy cùng ngắm nhìn và tận hưởng niềm vui này trước khi chúng ta phải đợi nhiều năm nữa mới được chiêm ngưỡng lần tiếp theo. Mong rằng tất cả mọi người đều có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên.
TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)