TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

Hướng dẫn tạo Web Stories trên Wordpress giúp "bắt trend" nhanh trên Google Khám phá

Thời gian gần đây Google cho mắt Web Stories bản thử nghiệm và thu hút được sự chú ý từ người dùng. Google đã công bố tài liệu hướng dẫn chính thức về Web Stories trong thời gian gần đây. Mục đích là để đa dạng hoá trải nghiệm tìm thông tin đối với người sử dụng. Vậy Google Web Stories là gì và cách triển khai thế nào giúp nhanh "bắt trend" trên Google Khám phá?

Google Web Stories là gì?

Google Web Stories là phiên bản dựa trên nền tảng web của định dạng "Stories" thông dụng. Định dạng này kết hợp video, âm thanh, hình ảnh, ảnh động và văn bản để tạo ra trải nghiệm sinh động cho người xem. Định dạng trực quan này cho phép bạn khám phá nội dung theo nhịp độ của riêng mình, qua các thao tác nhấn hoặc vuốt từ nội dung này sang nội dung khác.

Google Web Stories là một định dạng mới của AMP (Accelerated Mobile Pages) - Dự án của Google nhằm tăng khả năng đáp ứng cũng như hiển thị của Website trên thiết bị di động. Kích thước được đề xuất cho Web Story là từ 4 đến 30 trang.

Xem thêm trang hướng dẫn Google for Creator tại đây

Google Khám phá: Web Stories có thể xuất hiện trên Google Khám phá dưới dạng băng chuyền nằm ở gần đầu nguồn cấp dữ liệu. Bạn có thể xem băng chuyền này qua ứng dụng Google phiên bản mới nhất trên Android và iOS. Chế độ hiển thị dưới dạng băng chuyền hiện có tại Hoa Kỳ, Ấn Độ và Brazil.

 

Thẻ đơn trên Google Khám phá: Web Stories cũng có thể xuất hiện dưới dạng một thẻ đơn trong nguồn cấp dữ liệu của Google Khám phá. Chế độ hiển thị này hiện có tại Hoa Kỳ và bằng tiếng Anh.

Chế độ xem lưới trên Google Tìm kiếm: Web Stories có thể hiển thị trong chế độ xem lưới trên Google Tìm kiếm. Khi người dùng tìm "các điểm tham quan ở New York", chế độ xem lưới hiển thị Web Stories từ nhiều nhà xuất bản. Khi người dùng tìm thông tin về nhà xuất bản cụ thể, chế độ xem lưới chỉ hiển thị Web Stories thuộc trang web của nhà xuất bản đó. Chế độ xem lưới hiện có tại Hoa Kỳ và bằng tiếng Anh.

 

Kết quả duy nhất trên Google Tìm kiếm: Web Stories có thể hiển thị dưới dạng một kết quả duy nhất trên Google Tìm kiếm. Chế độ hiển thị này hiện có ở mọi khu vực và bằng mọi ngôn ngữ mà Google Tìm kiếm được cung cấp.

 

Google Hình ảnh: Web Stories có thể xuất hiện trên Google Hình ảnh dưới dạng thẻ hình ảnh kèm theo biểu tượng Web Stories. Chế độ hiển thị này hiện có ở mọi khu vực và bằng mọi ngôn ngữ mà Google Tìm kiếm được cung cấp.

 

Lợi ích của Google Web Stories là gì?

Google Web Stories là một định dạng câu chuyện trên Web vì nó có thể trở nên nổi bật, hấp dẫn và thu hút người dùng di động. Google Web Stories bao gồm Hình ảnh, Video, Audio và CTA có thể là phương pháp mới làm tăng lượng truy cập website một cách đáng kể.

Trong thời gian gần đây, Web Stories đã bắt đầu xuất hiện trên Google News và Google App. Mục đích là nhằm tăng tương tác và thu hút sự chú ý của người dùng đến công cụ này. Do đó, nếu bạn biết cách tận dụng Google Web Stories thì đây sẽ là cơ hội tốt giúp bạn "bắt trend" nhanh chóng các nội dung mới để index có thể ưu tiên nội dung của bạn.

Cấu trúc nội dung trên Google Web Stories

Với Google Web Stories, hệ thống có thể ghi nhận biểu trưng logo thương hiệu, các thẻ tiêu đề, nội dung, ... giúp bạn có thể dễ dàng triển khai tối ưu SEO ngay trong chính Stories được tạo.

Chế độ xem toàn bộ màn hình là tính năng nổi trội của Google Web Stories. Một sự khác biệt đáng kể khác khi so sánh Google Web Stories và những nền tảng khác đó chính là nó sẽ được dùng từ máy tính của bạn và có chế độ đa màn hình.

Đặc biệt, bạn có thể thêm lời kêu gọi hành động (CTA) trên bất cứ trang nào trong Story của mình nhằm chuyển sang trang nội dung chi tiết hoặc sản phẩm chính mà bạn đang bán. 

Cách tạo Web Stories trên website Wordpress

Google đã công bố một Plugin WordPress nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất nội dung có thêm khả năng truy cập qua Web Stories. Phiên bản mới nhất của Plugin WordPress Web Stories (tải về tại đây) đã được Google cập nhật 2 tuần trước so với thời điểm tác giả viết bài này.

Ở thời điểm hiện tại, Google cung cấp 59 mẫu template với đa dạng các lĩnh vực để người dùng lựa chọn, hoặc bạn có thể tự tạo Template riêng cho mình qua tính năng Add new.

Bên cạnh bộ công cụ tạo Stories, Google cung cấp 1 thư viện hình ảnh, Video Trending, các định dạng Font chữ, Shapes & Sticker miễn phí giúp bạn có thể sử dụng ngay mà không cần tải lên. Một tính năng đặc biệt khác khi tạo Story là bạn có thể thêm nhạc nền Audio cho chính Story nhằm tăng sự thu hút cho tin của bạn.

Sau khi hoàn tất quá trình tạo các page của Story, trước khi Xuất bản hãy lưu ý bổ sung đầy đủ hình ảnh đại diện cho Stories khi hiển thị, Tiêu đề và Mô tả giúp Google có thể dễ nhận biết nội dung chính của Story.

Web Story có thể hoạt động độc lập với 1 đường link riêng biệt với giao diện toàn trang, hoặc bạn cũng có thể dễ dàng chèn vào bài viết để tăng sự thu hút nội dung của mình.

Với những tiện ích phong phú mà Google Web Stories mang lại, ở phiên bản chính thức của Plugin đã tích hợp đầy đủ tính năng và thu hút người dùng hơn nữa. Nếu bạn đang có bất kỳ câu hỏi gì về Google Web Stories, hãy để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh SonNT

SonNT

Creative at Genisys Media

Xem gì ?

Bạn quan tâm