TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

Tại sao các hãng hàng không bán nhiều vé hơn số lượng ghế trên mỗi máy bay?

Bạn đã bao giờ phải ngồi trong phòng mạch để chờ bác sĩ hàng giờ, trong khi trước đó bạn đã có lịch hẹn với thời gian cụ thể? Bạn đã bao giờ bước chân vào một khách sạn mà mình đã đặt phòng trước đó nhưng lại được tiếp tân thông báo hết phòng?

Hay bạn có bao giờ bị lôi bị lôi xềnh xệch ra khỏi máy bay trong khi bạn đã đặt và thanh toán tiền vé đầy đủ? Tất cả những gì mà bạn trải qua là hệ quả của cái gọi là overbooking, một giải pháp của các tổ chức hoặc doanh nghiệp bán hoặc cho đặt chỗ nhiều hơn nguồn lực mà họ thực có.

Mặc dù gây không ít phiền phức và phẫn nộ cho khách hàng, overbooking cứ thế vẫn được thực hiện bởi nó có thể làm tăng lợi nhuận đồng thời tối ưu hoá nguồn lực của doanh nghiệp. Các công ty biết rằng không phải ai cũng có mặt đúng như lịch đã đặt trước đó, vì vậy, họ sẽ bán nhiều vé hơn hoặc thông báo có nhiều chỗ trống hơn so với thực tế.

Ví dụ điển hình cho overbooking là ở các hãng hàng không, một phần vì tình trạng bỏ ghế xảy ra khá thường xuyên. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 50.000 người bị đuổi khỏi máy bay. Có thể bạn cảm thấy ngạc nhiên nhưng đối với các hãng hàng không, điều đó khá bình thường bởi họ đã sử dụng phương pháp thống kê để xác định chính xác cần bán bao nhiêu vé. Đó là một hoạt động hết sức tinh vi. Nếu bán quá ít vé, những ghế trống sẽ bị lãng phí.Nhưng nếu bán dư quá nhiều, họ sẽ bị phạt. Hình thức phạt có thể là tiền, các chuyến bay miễn phí, ở khách sạn miễn phí và tất nhiên, hình phạt nặng nhất là lòng tin của khách hàng.

Bây giờ, hãy thử tìm hiểu về cách hoạt động của quá trình tính toán đã đề cập lúc nãy, theo cách đơn giản nhất.

Trải qua quá trình hoạt động trong nhiều năm, các hãng hàng không đã thu thập được thông tin về số hành khách có hoặc không có mặt trên các chuyến bay nhất định. Chẳng hạn, họ có thể biết được trên chuyến bay từ SG ra HN, xác suất mà mỗi hành khách có mặt đúng giờ là khoảng 90%.

Nhằm đơn giản hoá phép tính này, chúng ta sẽ giả sử như mỗi khách hàng đều đi một mình thay vì đi theo gia đình hoặc cả nhóm. Tiếp theo, nếu máy bay có 180 ghế ngồi, Tinh Tế Airlines chỉ bán đúng 180 vé. Và theo như dữ liệu tổng hợp từ nhiều năm, số hành khách có mặt trên chuyến bay đó rất có thể chỉ là 162. Tất nhiên, số lượng hành khách cũng có thể cao hơn, hoặc ít hơn.

Tiếp theo, chúng ta bắt đầu tìm hiểu đến lợi nhuận. Các hãng hàng không kiếm tiền từ mỗi vé bán ra, và chịu mất tiền đối với mỗi khách hàng bị từ chối. Giả sử tiền mua mỗi vé là 250 USD và không có giá trị quy đổi cho chuyến bay kế tiếp. Với mỗi hành khách bị đuổi xuống, hãng hàng không mất 800 đô la. Những con số này chỉ để làm ví dụ, do đó trên thực tế, khác biệt sẽ rất lớn.

Với những con số minh hoạ như trên, nếu không bán được thêm vé nào, số tiền thu được sẽ là 45.000 đô. Nếu bán được thêm 15 vé và có ít nhất 15 người bỏ chuyến, doanh thu tăng lên mức 48.750 đô. Đó là trường hợp thuận lợi nhất. Ở tình huống xấu nhất, tất cả hành khách đều có mặt đúng giờ, thế là 15 người kém may mắn sau một cuộc lựa chọn ngẫu nhiên sẽ bị đuổi khỏi máy bay, và doanh thu lúc bấy giờ chỉ còn 36.750 đô, thấp hơn cả doanh thu khi bán 180 vé.

Tuy nhiên, sau tất cả những thông tin nãy giờ, điều quan trọng không phải là xét xem tình huống đó xấu hay tốt mà là khả năng xảy ra của mỗi một tình huống như vậy. Để tìm được xác suất này, phân phối nhị thức chính là công vụ đắc lực nhất. Trong ví dụ vừa nãy, xác suất để có mặt đúng 195 người trên máy bay gần như bằng 0, trong khi đó, xác suất mà 184 hành khách lên máy là 1.11%. Bây giờ hãy thử nhân những xác suất này cho doanh thu ở từng trường hợp, cộng chúng lại, sau đó lấy tổng số tiền thu được từ 195 vé đã bán trừ có kết quả vừa ra, cuối cùng ta có doanh thu dự kiến nếu bán 195 vé.

Bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại phương pháp tính toán này cho từng số lượng vé thừa khác nhau, các hãng hàng không có thể tìm ra đâu là lượng vé cần bán để mang lại mức doanh thu cao nhất. Trong trường hợp này thì là 198 vé. Và với số lượng vé bán ra như thế này, họ có thể kiếm được 48.774 đô la, nhiều hơn 4.000 đô so với khi không thực hiện overbooking.

Nhưng khoan, đó chỉ mới là số tiền tính cho một chuyến bay duy nhất, nhưng tên thực tế, có hàng triệu chuyến bay mà các hãng hàng không thực hiện mỗi năm, overbooking lúc bấy giờ sẽ mang đến cho họ mức doanh thu khổng lồ.

Đơn nhiên, những gì diễn ra trong thực tế sẽ phức tạp hơn nhiều. Các hãng hàng không sẽ phải dựa vào nhiều yếu tố để tạo ra các phép tính chính xác hơn. Nhưng sau cùng, hãy nghĩ thử xem họ có nên làm như vậy? Một số người cho rằng overbooking là một phương pháp trái đạo đức, bởi bạn đang thu tiền của cả 2 người trên cùng một nguồn tài nguyên.

Dĩ nhiên, nếu đã chắc chắn 100% rằng một hành khách nào đó sẽ không có mặt, thì việc bán vé cho chỗ ngồi còn trống kia chẳng có gì sai trái. Nhưng nếu bạn chỉ chắc được 95% hay 75% thì sao? Liệu những con số vô cảm này có thể vạch rõ ranh giới đâu là phi đạo đức còn như thế nào là thực dụng?

TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh Toàn Thân

Toàn Thân

Biên tập viên

Xem gì ?

Bạn quan tâm